Khám phá những làng nghề trăm tuổi ở phố cổ Hội An

 

Khám phá những làng nghề trăm tuổi ở phố cổ Hội An

Làng gốm Thanh Hà

Từ cuối thế kỷ XVI, cảng thị Hội An bắt đầu phát triển mạnh mẽ, là cảng quan trọng của cả Đàng Trong. Sự phồn thịnh của Hội An là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển về mặt tiểu công nghệ, hình thành thêm nhiều ngành nghề mới hoặc cải tiến những ngành nghề sẵn có. Nghề gốm Thanh Hà ra đời khoảng giữa thế kỷ XVI như một nghề hỗ trợ nông nghiệp đến lúc này có cơ hội phát triển.

làng-gốm-Thanh-Hà-ivivu

Làng gốm Thanh Hà. Ảnh: Báo Quảng Nam.

Làng gốm Thanh Hà. Ảnh: Báo Quảng Nam

Ảnh: @ledieu8196

Ảnh: @ledieu8196

Ngày 7-8-2022, làng gốm Thanh Hà hơn 500 tuổi được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Gốm Thanh Hà được làm từ đất sét, nhào nặn chế tác hoàn toàn thủ công tạo nên các sản phẩm gốm thô đặc trưng. Hiện nay làng gốm có 32 cơ sở đang đỏ lửa chế tác gốm và thu hút hàng ngàn khách du lịch đến tham quan tìm hiểu nghề gốm lâu đời.

Địa chỉ: Phạm Phán, khối phố 5, phường Thanh Hà, Tp. Hội An

Giờ mở cửa: 8:30 – 17:30

Giá vé: 15.000 – 30.000 VND/khách, bao gồm nhiều hoạt động khác nhau liên quan đến nghề làm gốm

Làng mộc Kim Bồng

Làng Kim Bồng (tên cũ Kim Bồng Châu, thuộc xã Cấm Kim, thành phố Hội An), nơi hình thành nghề mộc thủ công nổi tiếng, nằm ở hữu ngạn hạ lưu sông Thu Bồn. Từ làng nhìn qua bên kia sông là khu phố cổ Hội An. Đây là một vị trí thuận lợi dễ dàng trong việc vận chuyển vật liệu bằng đường thủy.

Thợ mộc ở Kim Bồng. Ảnh: Báo Giáo dục TPHCM.

Thợ mộc ở Kim Bồng. Ảnh: Báo Giáo dục TPHCM

Tổ tiên nghề mộc làng Kim Bồng đến từ khắp nơi của đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, đặc biệt là vùng Thanh – Nghệ Tĩnh hội tụ làm ăn sinh sống từ thế kỷ 15. Họ bắt đầu nghề nghiệp từ những ngôi nhà tranh, tre đến những ngôi nhà khung gỗ thông thường, rồi đến các đồ dùng gia đình, phương tiện di chuyển (ghe, thuyền nan, sen).

Nhưng may mắn hơn nghề mộc ở các địa phương khác, cuối thế kỷ 16 đến thế kỷ 17, phố cổ Hội An với nhiều yếu tố thuận lợi đã nhanh chóng phát triển thịnh vượng. Nhờ sự giao thoa văn hóa Đông Tây mà làng mộc Kim Bồng giữ được trong mình nét riêng trong chạm khắc.

Đường vào làng mộc. Ảnh: Tintuc.vn

Đường vào làng mộc. Ảnh: Tintuc

Ảnh: top1quangnam

Ảnh: top1quangnam

Trong khi các làng mộc phía Bắc đều bị ảnh hưởng ít nhiều bởi văn hóa phong kiến, mang đậm dấu ấn các triều đại. Thì với làng mộc Kim Bồng, rất nhẹ nhàng, mộc mạc nhưng vẫn tinh tế là những điều du khách có thể cảm nhận từ các sản phẩm độc đáo của làng nghề.

Địa chỉ: đường Nông Thôn, thôn Trung Hà, xã Cẩm Kim, Tp. Hội An

Giờ tham quan: 07:00 – 17:00

Làng rau Trà Quế

Làng rau Trà Quế có tuổi đời hơn 400 năm vừa được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Làng rau nằm bên cạnh sông Cổ Cò, nước ngọt của dòng sông đã giúp những vựa rau luôn tốt tươi mơn mởn. Hiện nay, Trà Quế trở thành địa điểm du lịch không thể bỏ lỡ ở phố cổ Hội An. Chỉ cách trung tâm phố cổ 3km, làng rau nằm ở vị trí thuận lợi cho du khách tham quan khám phá.

Từng luống rau xanh mướt ở Trà Quế. Ảnh: Báo Thanh Niên.

Từng luống rau xanh mướt ở Trà Quế. Ảnh: Báo Thanh Niên

Làng rau Trà Quế rộng khoảng 18 hecta với hơn 200 hộ nông dân. Với sự ưu đãi đặc biệt của thổ nhưỡng, cùng sự canh tác bằng phương pháp truyền thống, bón phân hữu cơ, rau Trà Quế có mùi thơm đặc trưng. Ngày xưa, rau Trà Quế còn bán cho các thủy thủ trên các thương thuyền nước ngoài khi các tàu viễn dương này ghé vào Hội An lấy nước ngọt và thực phẩm. Trà Quế cũng cung cấp nguồn rau sạch cho thị trường Hội An và các địa phương lân cận.

pho-co-hoi-an-ivivu-5

Làng rau Trà Quế là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ảnh: Báo Quảng Nam

Ảnh: diadiemhoian

Ảnh: diadiemhoian

Ảnh: diadiemhoian

Ảnh: diadiemhoian

Người làng nói rằng, rau Trà Quế có hương vị riêng bởi được bón từ loại rong lấy ở đầm Trà Quế, một đầm nước nhỏ nhưng quanh năm không cạn. Ước tính mỗi năm có đến 700 – 800 tấn rong người dân dùng để bón cho rau. Chính phương thức canh tác này dần hình thành một tập quán đặc trưng, góp phần nâng tầm thành di sản của nghề trồng rau.

Địa chỉ: thôn Trà Quế, xã Cẩm Hà, Tp. Hội An

Làng yến Thanh Châu   

Nằm về phía Đông Hội An, làng Thanh Châu được thành lập khá sớm và từng giữ vai trò quan trọng trong tiến trình lịch sử, văn hóa phố cổ Hội An. Kế thừa truyền thống văn hóa của Bắc Bộ và thích ứng với điều kiện ở vùng đất mới, cư dân làng Thanh Châu sinh sống bằng nhiều nghề khác nhau như làm nông, buôn bán ghe bầu, khai thác thủy hải sản… đặc biệt nghề khai thác và sơ chế tổ yến.

Nghề khai thác yến ở Thanh Châu. Ảnh: Hồng Việt

Nghề khai thác yến ở Thanh Châu. Ảnh: Hồng Việt

Tổ chim yến là sản vật quý, một loại thực phẩm siêu việt từ lâu đã được khai thác, xuất khẩu. Việc quản lý, tổ chức khai thác nguồn lợi biển đảo này được thực hiện từ thời Chăm Pa. Dưới triều Nguyễn, địa phương được giao quản lý và khai thác nguồn lợi này là làng yến Thanh Châu ở Hội An.

Yến sào rất tốt cho sức khỏe. Ảnh: Thuốc Dân Tộc.

Yến sào rất tốt cho sức khỏe. Ảnh: Thuốc Dân Tộc

Từ xưa, yến sào Hội An đã nổi tiếng về chất lượng, tổ yến to, dày, hàm lượng dinh dưỡng lớn và khi nấu không bị nát. Yến sào được phân thành nhiều loại: Yến huyết (hồng), yến quan, yến thiên, yến bài, yến địa, yến vụn. Theo kết quả phân tích của Viện Công nghệ Sinh học, yến sào làng Thanh Châu có 18 loại acid thiết yếu cho cơ thể và 40 loại khoáng chất, nhiều nguyên tố vi lượng. Vì thế, giá của yến sào Hội An cao hơn yến Bình Định, Khánh Hoà và cả Singapore.

Địa chỉ: xã Cẩm Thanh, Tp Hội An.

Làng nghề lồng đèn

Nghề làm đèn lồng Hội An hơn 400 năm tuổi được vinh danh là làng nghề tiêu biểu trong tổng số 9 làng nghề truyền thống trong cả nước được Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng năm 2011. Nghề làm lồng đèn đã có mặt ở Hội An khoảng từ thế kỷ 17 vì tập quán sử dụng lồng đèn trong các dịp hiếu hỷ, lễ Tết… đã lan tỏa khắp Hội An.

Ảnh: kenh14

Ảnh: kenh14

Có rất nhiều nghệ nhân làm lồng đèn sống rải rác ở phố cổ Hội An. Một số chuyên chế tạo khung, tạo hình quả cầu, hình giọt nước, hình trụ… từ tre. Một nhóm khác là thợ thủ công, họa sĩ vẽ hình, hoa văn trang trí lên vải tơ lụa. Có những người chuyên vẽ trang trí lồng đèn ở các khách sạn hay treo ở nơi thờ tổ tiên của các gia đình.

Sắc màu đèn lồng Hội An. Ảnh: denlongxua

Sắc màu đèn lồng Hội An. Ảnh: denlongxua

Qua thời gian, đèn lồng Hội An đã có nhiều biến tấu nhằm phù hợp thị hiếu người dùng. Để làm nên chiếc đèn lồng xinh xắn là cả một quá trình đòi hỏi sự tỉ mỉ, từ khâu thiết kế hình dáng đến màu sắc, tranh vẽ và cả cách lắp ghép… khiến những chiếc đèn lồng không chỉ để trang trí mà còn là tác phẩm nghệ thuật độc đáo.

Du khách chụp hình ở phố đèn lồng Hội An. Ảnh: Nguyễn My

Du khách chụp hình ở phố đèn lồng Hội An. Ảnh: Nguyễn My

Địa chỉ:

Xưởng Hà Linh: 72 Trần Nhân Tông, phường Cẩm Châu, Tp. Hội An

Xưởng Huỳnh Văn Ba: 15A Phan Đình Phùng, phường Cẩm Sơn, Tp. Hội An

Giá vé: 100.000 VND/ người gồm 1 suất thực hành làm lồng đèn và mang lồng đèn về làm quà.

Những làng nghề trăm tuổi truyền thống ở phố cổ Hội An đã lưu giữ rất tốt các nét văn hóa cổ kính của cảng phố thị sầm uất, thể hiện quá trình phát triển hòa nhập nhưng không hòa tan của Hội An.

Tham khảo các khách sạn gần đảo lý sơn:

Khách sạn Quảng Ngãi

Khach san Quang Ngai

Khách sạn Dung Quất

Khach san Dung Quat

Khách Sạn Dung Quất Quảng Ngãi

Khách sạn Bình Sơn Quảng Ngãi

Khách sạn 4 sao Quảng Ngãi

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Những món đồ lưu niệm đặc trưng của Hội An 5

Kinh nghiệm du lịch Đà Nẵng tự túc 2021 không thể chi tiết hơn

Phát triển du lịch ở vùng cực nam Quảng Ngãi